Phong Lá Bio | Chế Phẩm Sinh Học | Sinh phẩm Nuôi Tôm | Cải Tạo AoPhong Lá Bio là đơn vị chuyên cung cấp các chế phẩm sinh hoạch, sinh phẩm nuôi tôm, sinh phẩm nuôi cá, cải tạo ao...Mang lại giá trị cao, bền vững cho khách hàng sử dụng.
ỨNG DỤNG CÁC DÒNG VI KHUẨN PROBIOTIC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠO NÊN HỆ SINH THÁI AO NUÔI KHỎE MẠNH, BỀN VỮNG, TĂNG SẢN LƯỢNG.
UN FAO ước tính thì một nửa nhu cầu thủy sản của thế giới sẽ được đáp ứn nhờ nuôi trồng thủy sản, vì nguồn các tự nhiên sẽ bị khai thác quá tải và sẽ giảm. Ngành nuôi tôm đang phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là một ngành công nghiệp mạnh với giá trị tương ứng khoảng 10 triệu USD. Tôm sú là loài nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên, ở hầu khắp trên thế giới, ngành công nghiệp nuôi tôm đang vấp phải khó khăn lớn do dịch bệnh, chủ yếu do vi khuẩn ( đặc biệt là Virio harveyi) và virus gây ra. Khi phát hiện bệnh nông dân thường sử dụng các chất kháng khuẩn để rải xuống hồ nuôi hoặc cho vào thức ăn. Rất nhiều nông dân dã sử dụng các chất kháng sinh với số lượng lớn như là thuốc phòng bệnh, thậm chí ngay cả khi chưa xác định được tác nhân gây bệnh. Khoảng 20 năm trước đây, kháng sinh dùng với một lượng rất lớn, hàng năm lượng kháng sinh được sản xuất ra lên tới 27 ngàn tấn, 90% số lượng này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng kháng sinh như vậy đã tạo ra những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các vi khuẩn này có thể truyền gen kháng thuốc cho vi khuẩn gây bệnh ở người, dẫn đến khong thể dùng kháng sinh để chữa bệnh cho người. Loài người đã phải tốn hàng tỉ đô la để nghiên cứu và tìm ra những loại kháng sinh mới thay thế kháng sinh cũ đã mất tác dụng diệt khuẩn. Nhiều tác nhân gây bệnh dường như đột biến thành dạng nguy hiểm hơn rất nhiều so với những dạng đã xuất hiện cách đây hàng chục năm, và do đó tôm không bị stress bởi chất lượng nước trong hồ nuôi thì cũng không chiệu nổi sự tấn công của các loại bệnh dịch. Như vậy, có vẻ như cách làm của nông dân đã làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng. Lời giải cho vấn đề nằm ở lĩnh vực sinh thái vi sinh vật chứ không phải ở lĩnh vực dược học ( tìm ra các kháng sinh hay vaccin mới). Nông dân nuôi tôm cần phải học cách chung sống nhờ vào một quần xã phức tạp các vi sinh vật và điều khiển chúng. Phương pháp sử dụng các vi sinh vật có lợi, tức là các vi khuẩn probiotic, để loại trừ các vi khuẩn có hại bằng cách cạnh tranh tốt hơn nhiều so với phương pháp sử dụng kháng sinh. Ngày nay kháng sinh đã bị hạn chế sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bắt đầu từ năm 2006, Cộng đồng Châu Âu đã cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Lịch sử dùng probiotic trong NTTS còn rất mới mẻ. Yasuda và Taga, lần đầu tiên sử dụng vi khuẩn như một nguồn thực phẩm và như một tác nhân sinh học để khống chế bệnh của cá. Vi khuẩn Bacillus coarulan được dùng như một probiotic cho tôm ở Ecuador năm 1992, nhờ vậy sản lượng tôm đã tăng 35% trong khi dùng kháng sinh giảm 94% trong thời gian từ năm 1991 đến 1995. Nauy giảm lượng kháng sinh trong NTTS từ 50 tấn vào năm 1987 xuống còn 746,5kg năm 1997, nhưng sản lượng các vẫn tăng từ 50 ngàn tấn lên 350 ngàn tấn. Ngày nay việc nhiên cứu probiotic trong nuôi tôm ở Mexico cũng trở nên phổ biến. FAO cũng coi việc nghiên cứu probiotic cùng với các chất kích thích miễn dịch (immunostimulant), các chất nâng cao khả năng miễn dịch (immune enhancers) như một trong các biện pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng môi trường nuôi trồng thủy sản. Xu hướng sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng lên do các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng làm tăng năng suất và ngăn ngừa bệnh của chúng. Đã có rất nhiều báo cáo về những lợi ích của việc sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản đem lại. Các trại nuôi tôm ở Indonesia sử dụng các chế phẩm như Mutibacter, Enviro star, Supper NB… với mục đích phân giải các hợp chất hữu cơ từ phân và thức ăn thừa ( Supryadi, 2000) . Theo Boyd (1995), sử dụng probiotic có thể giúp ngăn ngừa mùi vị, giảm thành phần tảo lục, tảo lam, giảm nitrate, nitrite, amonia, và phosphate; tăng oxygen hòa tan và nâng cao khả năng phân hủy chất hưu cơ (Boyd, 1995). Các dòng chọn lọc Bacillus spp. đã được sử dụng qua thực nghiệm để kiềm chế sự lây nhiễm của các loài Vibrio (Moriarty, 1998; Rengpipat và ctv. 1998). Những người nuôi tôm sú ở philippin sử dụng vi khuẩn và nấm men như là thức ăn cho tôm ( Primavera và ctv, 1993). Scholz (1999) đã cho thấy các loại S.cerevisiae và L.acidophilus giúp nâng cao sức đề kháng chống bệnh do Vibrio. Có 3 cách sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản: Đưa trực tiếp vào nước để vi khuẩn probiotic khu trú trước trong nước, trộn probiotic vào thức ăn, nuôi bằg thức ăn sống (rotifier, artemia) với probiotic.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA PROBIOTIC
Đã có nhiều nghiên cứu giải thích cơ chế tác động của probiotic, song vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây là tóm tắt những kiểu tác động của probiotic được nhiều nhà khoa học chấp nhận.
Probiotic sản sinh các chất ức chế.
Sự có mặt cảu các vi khuẩn sinh các chất ức chế trong ruột của vật chủ, trên bề mặt hoặc trong môi trường nuôi đã tạo ra một hàng rào ngăn cản sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh cơ hội. Các chất diệt khuẩn hay ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh do vi khuẩn probiotic sinh ra có thể tác động đơn độc hoặc phối hợp với nhau, bao gồm: các chất kháng sinh, bacteriocin, siderophores, lysozym, protease, hydro peroxit và các acid hữu cơ( làm biến đổi giá trị pH). Ngoài ra gần đây, amoni và diaxetyl cũng được đưa vào danh sách này. Các nhà vi sinh học đã đưa ra các bằng chứng sau: Lactobacillus sp. Có thể sản sinh bacteriocin là chất ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn khác( chủ yếu là vi khuẩn gram dương). Các vi khuẩn biển sản sinh enzyme phân giải vi khuẩn chống lại Vibrio parahaemolyticus . Alteromonas sp. dòng B-10-31, phân lập từ nước biển gần bờ biển của Nhật Bản sản sinh monastatin có tác dụng ức chế hoạt tính protease của Aermonas hydrophila và V. anguillarum
Cạnh tranh hóa chất/ năng lượng với những vi khuẩn khác
Tất cả các vi khuẩn đều cần Fe để tăng trưởng. Siderophore là chất có khối lượng phân tử thấp (<1500), có khả năng gắn với các ion sắt. Siderophore có thể hòa tan sắt kết tủa thành dạng dễ sử dụng cho vi sinh vật, do đó nó là một công cụ thu lượm sắt rất quan trọng đối với cá vi sinh vật. Các vi sinh vật vô hại sinh siderophore có thể được sử dụng như probiotic để cạnh tranh sắt với các vi khuẩn gây hại. Bản thân vi khuẩn có hại bị loại bỏ thì cũng có nghĩa là loại bỏ được dối thủ cạnh tranh các chât dinh dưỡng và năng lượng dùng cho vi khuẩn probiotic và cho vật chủ. Sử dụng Pseudomonas fluorescens như probiotic trong nuôi các hồi nước ngọt và cá hồi đại dương các tác dụng hạn chế A. salmonicada theo có chế này.
Cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn có hại
Vi khuẩn probiotic có thể ngăn cản sự khu trú của các vi khuẩ gây bệnh bằng cách tranh giành vị trí bám dính trên thành ruột hay trên bề mặt các mô khác. Vi khuẩn bám dính trên niêm mạc ruột nhờ cơ chế đặc trưng( dựa vào chất bám dính (adhesin) của vi khuẩn và các phần tử thủ thể của thượng bì ruột) và cơ chế không đặc trưng ( dựa vào những yếu tố hóa lý học). Người ta đã chứng minh được khả năng bám dính và phát triển trên bề mặt, hoặc bên trong ruột,. hoặc niêm mạc ngoài của chuunrg Carnobacterium K1 làm cho chủng này cạnh tranh vượt trội và ngăn cản được sự lan rộng của các vi khuẩn gây bệnh ở cá như V. anguillarum và A. hydrophila.
Tăng cường đáp ứng miễn dịch
Kháng nguyên của probiotic kích thích tế bào niêm mạc ruột sản sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Chất ức chế của probiotic tiếp tục nâng cao hiệu quả của kháng thể của vật chủ. Trong thực nghiệm, người ta thấy động vật thí nghiệm được bổ sung vi khuẩn lactic đã tăng khả năng chống lại bênh truyền nhiễm đường ruột khá rõ rệt. Tôm không có khả năng tạo kháng thể vì không có đáp ứng miễn dịch thể. Probiotic có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch tự nhiên.
Cải thiện chất lượng nước
Việc xử lý nước nuôi thủy sản bằng probiotic đã cho thấy tác dụng giảm được chất hữu cơ trong nước ao nuôi, giảm hàm lượng BOD ( Biochemaical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa) và giảm độc do amoni, nitraite và hydrosulfua, khống chế được vi khuẩn gây bệnh. Ngoài các kiểu tác động trên, vi khuẩn probiotic còn góp thêm enzyme cho cho con vật chủ cũng như cung cấp các nguyên tố đa vi lượng cho vật chủ, giúp chúng sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong mối tương tác với vi tảo thì vi khuẩn probiotic đôi khi lại ức chế sự phát triển của tảo, đặc biệt là tảo đỏ. Trong số 41 dòng vi khuẩn thử nghiệm có tới 23 dòng ức chế sinh trưởng của tảo đơn bào Pavlova lutheri ở mức độ khác nhau. Vi khuẩn probiotic hạn chế sự phát triển của tảo điều không mong muốn trong nuôi ấu trùng bằng kỹ thuật nước xanh ( Green water technique), tức là kỹ thuật bổ sung thêm tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng.